Vấn Đề Khai Quang Điểm Nhãn và những câu hỏi

Lựa ngày tốt, những chú Lân – Rồng này sẽ được ‘ Khai Quang Điểm Nhãn ‘ với chấm Châu Sa giữa trán hoặc lưỡi đễ Lân – Rồng sống dậy thì mới múa được . Khi Lân- Rồng đã cũ người ta sẽ đem đốt để ‘ Trả về Trời’
ty-huu-lam-ngoc-lon-m007-2
Khai quang điểm nhãn hay còn gọi là ‘Hô Thần Nhập Tượng ‘. ‘Khai quang’ và ‘Điểm nhãn ‘ là hai khía cạnh hoàn toàn khác nhau trong một Nghi Thức Phật Giáo.

Điểm nhãn:
Theo những gì chúng tôi được biết thì Điểm nhãn không hề liên quan đến Nghi Thức Phật Giáo mà xuất phát từ một bộ phận họa sĩ Trung Quốc thời xưa. Họ cho rằng những bức tranh vẽ người hay thú, tài năng của người họa sĩ thể hiện qua việc vẽ đôi mắt. Họa sĩ có thực tài thì vẽ đôi mắt có ‘thần’ , làm cho bức họa trở nên sống động, linh hoạt, chân thực. Do vậy , trong một bức họa, đôi mắt thường được vẽ cuối cùng, nếu người họa sĩ này tôn trọng một vị họa sư nào đó trong vùng thì sẽ cố thỉnh mời vị họa sư đó đến ‘ Điểm nhãn’ , hoàn thành nét vẽ cuối cùng cho bức họa: ‘Đôi mắt’.

Tìm hiểu qua về Điển Tích vẽ Rồng Điểm Nhãn của Trung Hoa :

Lương Võ Đế rất chú trọng việc trang hoàng Nhà Chùa , thường lệnh cho Tăng Dao họa ở rất nhiều chùa, Chùa An Lạc ở Kim Lăng có vẽ tứ Rồng bạch song không có mắt.Tăng Dao thường nói nếu vẽ mắt, Rồng sẽ bay đi. Các Phật tử vẫn cố nài Tăng Dao vẽ mắt cho Rồng. Trong phút chốc, sấm sét nổi lên, phá vỡ bức tường, hai con Rồng cỡi mây bay về trời, hai con chưa vẽ mắt vẫn ở chỗ cũ.
Vì vậy, đa số nhân dân, phật tử đều ứng dụng Điển Tích này trước khi Lễ hội múa Lân Sư Rồng diễn ra : Khi chế tạo một con Lân, các nghệ nhân khi làm đến phần đầu Lân bao giờ cũng chừa đôi mắt , Lân sau khi hoàn thành tại cơ sở sản xuất thì bao giờ cũng đưa tới Chùa hoặc bàn thờ Sư Tổ đề ‘Điểm Tinh Khai Quang’ trước khi đem ra biểu diễn.
mua lan

Lựa ngày tốt, những chú Lân – Rồng này sẽ được ‘ Khai Quang Điểm Nhãn ‘ với chấm Châu Sa giữa trán hoặc lưỡi đễ Lân – Rồng sống dậy thì mới múa được . Khi Lân- Rồng đã cũ người ta sẽ đem đốt để ‘ Trả về Trời’
Khai Quang:
Theo sự hiểu biết của chúng tôi, Khai Quang thuộc một phần của nghi lễ ‘An Vị Phật’. Nhiều Phật tử khi mới lập bàn thờ Phật trong gia đình, hoặc khi thỉnh tôn tượng của Phât hay Bồ tát về thờ, hay mời Thầy về làm lễ An vị Phật, trong đó có Khai Quang. Hoặc người ta sẽ trực tiếp mang những tôn tượng này đến chùa nhờ Sư thầy Khai Quang.

ban-tho-than-tai

Bàn Thờ thần tài

Nghi thức này gồm những điểm chính :

Sư thầy dùng Kính đàn (Gương soi mới mua, chưa ai soi , 1 chén nước và 3 nén hương. Tôn tượng được phủ một tấm vải vàng, Sư thầy chủ trì vừa đọc kinh vừa từ từ kéo vải ra và chiếu kính vào bức tượng, vẩy nước… Đồng thời, vừa đọc chú vừa vẽ chữ ‘ÁN’ (OM) bằng tiếng Phạn (Theo người Atlastic, Đấng Thượng đế tối cao ít khi được đọc tên, chỉ được tôn xưng là Ngài, khi cầu đến Thượng đế thì chúm môi lại tròn như chứ ‘O’, phát âm ‘O’ đễ chỉ Mặt Trời và ngậm miệng lại phát âm ‘Om’).
Nghi thức Khai Quang là như vậy. Ở Việt Nam các sư thầy thuộc phái Bắc Tông, Nam Tông, Mật Tông đều sử dụng nghi thức này nếu các Phật Tử yêu cầu. Giờ thì các bạn đã biết khai quang điểm nhãn là như thế nào rồi chứ, mong rằng những kiến thức chia sẻ ở trên sẽ giúp ích được nhiều cho các bạn.

Cùng Danh Mục

Nội Dung Khác

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *